[Tin mới][6]

Cạo vôi răng
Kiến thức nha khoa
Nha khoa răng sứ
Niềng răng - Chỉnh nha
Phẫu thuật hàm hô móm
Răng khôn
Tẩy trắng răng
Trám răng
Trồng răng thẩm mỹ

Các loại móm phổ biến hiện nay

 Răng móm là một trong những khuyết điểm gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ khuôn mặt, chức năng ăn nhai cũng như phát âm của người bệnh. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về nguyên nhân gây móm và các loại móm răng phổ biến hiện nay nhé.


Các loại móm phổ biến hiện nay


Móm chính là răng hàm dưới đưa ra phía ngoài quá mức, vượt mức so với hàm trên. Khiến không những thẩm mỹ kém đi mà chức năng ăn nhai còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.


Móm do nhiều nguyên nhân gây ra và tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ  đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Nhưng nhìn chung móm được choa thành 3 loại sau đây.

Các loại móm phổ biến hiện nay

Móm do răng: Nếu bệnh nhân bị móm do trường hợp này thì quá trình điều trị đơn giản hơn. Chỉ cần niềng răng bằng các khí cụ nha khoa chuyên dụng tạo ra lực kéo giúp răng dịch chuyển các răng mọc chìa hàm dưới về lại đúng vị trí trên cung hàm. Thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ thì việc lấy lại hàm răng hài hòa đều đặn không còn là điều khó khăn.


Móm do xương: Đây được xem là trường hợp hợp khó nhất trong một ca niềng răng móm vì phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ xương và dịch chuyển xương hàm dưới sao cho cân xứng với hàm trên để tổng thể gương mặt hài hòa hơn. Thực hiện trồng răng thẩm mỹ bằng implant như thế nào?


Móm do răng và xương: Thực hiện cả 2 hai phương pháp niềng răng và phẫu thuật.


Quy trình niềng răng chỉnh móm


Các bước niềng răng móm không phẫu thuật đúng tiêu chuẩn được thực hiện tuần tự theo các bước sau: 


Bước 1: Thăm khám và chụp CT


Bước này là yêu cầu đầu tiên trước khi thực hiện bất cứ công đoạn chỉnh nha nào. Bác sĩ thăm khám để kiểm tra tình hình cụ thể cho từng bệnh nhân và chụp CT để xác định được răng móm ở mức độ nào.


Bước 2: Lấp phác đồ điều trị


Từ kết quả thăm khám và chụp phim, bác sĩ đánh giá tình trạng răng móm và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.


Bước 3: Gắn mắc cài


Bác sĩ thực hiện gắn lên răng của bệnh nhân và tạo lực kéo sao cho thích hợp nhất.


Bước 4: Đeo hàm duy trì


Sau khi kết thúc quá trình điều trị, bệnh nhân được bác sĩ cho đeo hàm duy trì nhằm ổn định hàm răng.


Bước 5: Kết thúc quá trình điều trị


Khi răng và xương đã ổn định, bệnh nhân không cần đeo hàm duy trì và kết thúc quá trình niềng răng chỉnh móm.

Start typing and press Enter to search